Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn truyen-ngu-ngon

Tham ăn

Ngày xưa, ở vương quốc Thái Lan, có một ngôi chùa rất lớn và đẹp, trụ trì ngôi chùa này là một ông sư còn trẻ nhưng lại nổi tiếng tham lam và ích kỷ. Không biết ai đã đưa ông vào ngôi chùa này mặc dù đức hạnh ông ta không hề có. Trong sân chùa này có một cây táo rất sai quả, quả nào quả nấy to bằng nửa nắm tay người lớn và trái rất ngọt. Đến mùa quả chín nhà sư chỉ cho phép một mình được hái táo vì ông ta chỉ nghĩ đến bản thân mình mà thôi. Ngay cả những sư khác trong chùa cũng không được đụng tới. Trong vùng có hai người nông dân nghe tiếng ông sư này tham lam liền tìm cách lừa ông ta một vố để dạy cho ông một bài học. Một trong số hai người liền tìm đến chùa ra mắt vị sư tham lam nọ và hỏi xin ít táo. Nhà sư nói: – Không được, những táo này chỉ dành cho ta thôi. Không ai được hái đâu. Người nông dân nài nỉ mãi nhưng nhà sư nhất quyết không cho. Cuối cùng, anh nông dân nói: – Ông chưa hiểu ý tôi. Tôi sang mời ông chiều nay đến nhà tôi để ăn thịt hươu. Tôi xin ít quả táo để nướng

Truyện ngụ ngôn Kiến và Voi

Hình ảnh
Ngày xưa, trong một khu rừng rậm có một con Voi rất hung dữ. Gặp bất kỳ loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo. Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn Kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát: – Đàn Kiến ranh con kia! chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút. Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả. Trái với Voi nghĩ, đàn Kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại: – Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu. Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn Kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn Kiến nhỏ b

Rùa học bay

Hình ảnh
Trong lùm cỏ, một chú Rùa đang ra sức tập bay. Một chú chim Sẻ bay ngang qua thấy thế liền hỏi: – Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế? Rùa thở dài đáp: – Tôi đang tập bay đấy, chim Sẻ ạ. – Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong cuộc thi chạy với Thỏ đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà. – Thôi thôi, chú em đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuôc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ. Chim Sẻ cười: – Nhưng mà anh đâu có cánh! – Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ. – Rùa vẫn không lay chuyển. Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Nó nghĩ:”Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được”. Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo hy vọng sẽ tìm được thầy.

Con hươu trong chuồng bò

Hình ảnh
Có một con Hươu đang dạo chơi trong rừng, không cẩn thận lạc vào một thôn làng đông người sinh sống. Một con chó săn phát hiện ra, liền sủa dữ dội “Gâu, gâu gâu!” và xông về phía Hươu. Hươu sợ hãi quay đầu bỏ chạy. Trong lúc cuống quýt, nó chạy vào sân nhà một người nông dân. Không còn chỗ nào có thể nương náu được, Hươu đành phải cầu xin đàn bò trong chuồng: – Các bạn ơi, xin hãy cứu tôi! Xin cho tôi được trốn vào giữa các anh. Một con bò tốt bụng bảo: – Ôi, anh bạn thật không may! Sao anh lại chạy vào đây chốn? Trốn ở đây thì khác gì tự chui đầu vào rọ? Hươu đáp: – Chỉ cần các anh cho tôi trốn ở đây, tôi sẽ có cơ may chạy thoát. Lát sau, tiếng sủa của chó săn xa dần, nhưng Hươu lại chưa chịu bỏ đi. Buổi chiều muộn, người chăn gia súc đi cho gia súc ăn, nhưng không phát hiện ra Hươu. Khi quản gia và người hầu đi qua chuồng bò cũng không để ý thấy có con Hươu trong đó. Hươu mừng rỡ nghĩ mình cuối cùng cũng được an toàn, liền quay sang đàn bò tỏ lòng cảm ơn. Một con bò nhắc nhở

Người đi buôn và con lừa

Hình ảnh
Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt. Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và Lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều. Khi Lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông. Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa. Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhì

Vẹt và châu chấu

Khoa La là tên một con vẹt, mỏ nó vừa đẹp vừa linh hoạt. Nó có thể mổ châu chấu trong các bụi cỏ rất chi là tự nhiên. Nó thấy loại côn trung xanh này ngọt và ngon nên sau mỗi lần chén no nê xong nó bỏ những phần thừa vào một chỗ dự trữ. Chẳng bao lâu sau châu chấu không chịu cam phận. Chúng cững muốn được sống tự do. Thế là chúng vùng dậy phản kháng. Ðể chống lại kẻ thù chúng chúng bí mật tổ chức một “liên minh chấu chấu” và lên kế hoạch hành động cụ thể. Hôm đó vẹt Khoa La lượn một hồi lâu mà chẳng bắt được con châu chấu nào đành nhịn đói quay về. Hôm sau vẫn thế, vẹt KHoa La buộc phải dùng đến thức ăn trong kho dự trữ. Mấy ngày liền sau đó, vẹt Khoa La toàn không gặp may. Thức ăn dự trữ ngày một ít. Xem ra chỉ còn lại một 1 càng châu chấu. Vẹt Khoa La muốn để dành nhưng không được, nó đói không ngủ được “không ăn thì không ngủ được” nó tự nhủ. Cuối cùng nó ăn nốt càng châu chấu đó. Nhưng 1 chiếc càng châu chấu có thấm tháp gì! Bụng nó sôi eo éo cả đêm. Tờ mờ sáng hôm sau vẹt Khoa

Muỗi và Sư tử

Hình ảnh
Một con Muỗi rất muốn trở thành Chúa sơn lâm, bèn nghĩ: “Trong khu rừng này Sư tử là Chúa sơn lâm, như vậy chắc hẳn là người mạnh nhất. Nếu mình có thể đánh bại nó, thế thì mình có thể đường đường chính chính làm Chúa sơn lâm rồi”. Muỗi nhất định sẽ tuyên chiến với Sư tử. Muỗi bay đến bên Sư tử, và nói: – Chúa sơn lâm, trong khu rừng này chỉ có tôi là không sợ anh. Không tin anh thử thì biết ngay. Muỗi cứ bay vo ve trước mặt Sư tử. Về cơ bản, Sư tử chẳng bao giờ thèm để mắt đến loài muỗi nhỏ bé này, chỉ là tiện chân khua mấy cái. Muỗi lại hỏi: – Lẽ nào anh không dám chấp nhận lời thách đấu của tôi? Nếu anh còn muốn làm Chúa sơn lâm thì hãy nhận lời thách đấu đi. Anh dùng móng vuốt vồ tôi hay là dùng răng để cắn tôi? Muỗi lại vo ve, xông thẳng vào Sư tử, đốt vào xung quanh mũi của Sư tử, những chỗ mà không có lông. Sư tử vô cùng tức giận, nói: – Con muỗi ranh này, dám coi thường ta hả? Thế thì ta sẽ đọ sức với mi. Nói xong, Sư tử che mũi đi. Muỗi bay tới bay lui, Sư tử dùng mó

Ba giỏ khoai lang

Hình ảnh
Ngày xưa, có một lần Gấu, Thỏ và Khỉ rủ nhau cùng tới thăm nhà bác Dê. Trước khi về, bác Dê bảo chúng: - Ðây là ba giỏ khoai lang, mỗi cháu mang về một giỏ. Bằng giờ sang năm, đưa lại cho bác số khoai lang cũng như thế. Ðược không? Gấu thích quá, liền nói: - Cám ơn bác Rồi xách giỏ chạy theo Thỏ và Khỉ. Về tới nhà, chúng mới sực nghĩ tới lời bác Dê dặn: - Làm thế nào đây? Gấu nghĩ: - Sang năm nghĩa là còn sớm chán. ăn đã rồi sẽ tính Thế là nó ăn luôn một lúc, hết nửa giỏ khoai. Thỏ nghĩ: - Dê yếu rồi, sợ gì ông ta, sang năm hãy tính. Còn Khỉ thì sao? - Nó chọn ra mấy củ khoai to cất đi… Ngày hôm sau, Gấu gặp Khỉ, hỏi: – Anh đã ăn hết khoai chưa? – Ăn một ít, còn giữ lại cũng không ít. – Giữ lại để làm gì?. Ðể cho Chuột ăn à? – Không! Ðể trồng mà. Sang năm vào mùa Xuân thì đem trồng, đến mùa Thu thì sẽ thu hoạch. Sẽ có bao nhiêu là khoai để đem trả bác Dê, còn lại thì để ăn. Nghe Khỉ nói. Gấu hiểu ra: - Khỉ làm như thế là đúng. May quá là mình hãy còn lại ba củ, phả

Chú khỉ lưu manh

Thuở xa xưa, có một con Mèo và một con Khỉ chơi với nhau rất thân. Lúc nào chúng cũng đùa nghịch chọc ghẹo nhau. Một hôm chúng thấy trong lò sưởi có mấy hột đậu phụng rang sắp chín. Khỉ nói: ─ Mày giỏi hơn tao. Mày khều đậu phụng ra rồi chúng mình cùng ăn. Mèo thò chân vào lò, gẩy ra được vài hột, rồi rụt chân lại. Nó thử vài lần nữa, kéo ra thêm được ít nữa. Mèo kéo ra hột nào thì Khỉ bỏ ngay vào miệng nhai hết.

Ong và thần Jupiter

Một con ong ở núi Hymettus, là ong chúa của đàn, bay lên đỉnh Olympus để dâng thần Jupiter một ít mật mà nó đã lấy được. Thần Jupiter, thấy ong dâng mật rất hài lòng, hứa sẽ ban thưởng bất cứ gì ong muốn. Thấy thế ong bèn cầu khẩn: – ”Tôi xin ngài cho tôi một cái ngòi, để nếu con người mà đến lấy mật của tôi, thì tôi sẽ chích cho hắn chết”. Jupiter rất không hài lòng vi ngài rất thương yêu loài người, nhưng cũng không thể từ chối vì đã hứa. Vì vậy, ngài bèn phán với ong rằng: – ”Ngươi sẽ có được cái điều ngươi muốn, nhưng nó sẽ cũng nguy hiểm cho ngươi đấy. Vì nếu ngươi dùng ngòi để chích, nó sẽ nằm lại luôn ở chỗ chích, và ngươi sẽ chết vì mất ngòi.” Lời bàn: Gieo nhân nào gặt quả nấy, Chơi dao sẽ chết vì dao Nguồn: Tổng hợp.

Gấu và đàn ong

Gấu cứ chúi mũi vào khúc gỗ để cẩn thận quan sát xem bầy ong có đang ở nhà hay không. Ngay lúc đó, bầy ong từ cánh đồng hoa trở về mang theo rất nhiều mật. Bầy ong vốn rất thông minh nên vừa nhìn thấy Gấu là chúng biết ngay ý đồ của Gấu. Lập tức bầy ong bay ngay đến Gấu, chích cho Gấu thật đau và biến mất vào trong bọng cây. Trong một thoáng, Gấu đau quá mất cả bình tĩnh. Gấu bèn chồm vào bọng cây dùng răng và vuốt cắn cấu, để phá tổ ong cho tan nát. Nhưng Gấu không ngờ việc làm này của Gấu chỉ khiến bầy ong thêm tức giận và cả bầy bay ra chích. Thế là chú Gấu phải gắng gượng đứng lên và chỉ có thể thoát thân bằng cách lao xuống một vũng nước gần đó.

Những ngón tay

Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói: – Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa. Các ngón khác đều cãi rằng: – Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu! Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chủ, tức là đeo nhẫn cưới. Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng: – Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu? – Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến củ

Điều ước mong cuối cùng

Hình ảnh
Sói quyết định thắt cổ tự tử rồi loan báo cho cả rừng biết. – Chuyện! Anh ấy mà thắt cổ tự tử! Đợi đấy! – Thỏ cười mỉa mai. – Dám thắt thật đấy! Dám lắm! Anh ta đã quyết định chắc chắn như thế – Rùa nói. – Có thể anh ta suy nghĩ lại! – Nhím nói. – Không nghĩ lại đâu! Đời nào! Anh ta đã chọn cả cây liễu để làm nơi treo cổ – Chị Quạ cam đoan – Anh ta đang đi tìm thêm dây… Tranh cãi, bàn tán xôn xao khắp rừng. Kẻ tin, người ngờ. Tin ấy đến tai bác Sếu. Bác bay ngay vào rừng tìm Sói. Bác thấy Sói đang ngồi dưới gốc liễu, buồn như tàu lá úa. Tim bác thắt lại, quặn đau. Xưa nay bác không yêu quý Sói, không bao giờ cho Sói đến sân nhà thật, nhưng đối với Sói bây giờ, dù sao cũng là một tấn thảm kịch! – Chào anh Sói! – Bác Sếu chào giọng nhỏ nhẹ. – Chào bác và xin vĩnh biệt! – Sói nói rồi đưa chân quệt nước mắt – Vĩnh biệt bác nhé! Bác đừng buồn. Hãy tha thứ cho tôi nếu như có điều gì… – Không lẽ anh định treo cổ thật? – Bác Sếu hỏi, vẻ thận trọng – Thật không sao tin được! Tại sao?

Sẵn lòng giúp đỡ

Hình ảnh
Chạy khắp rừng thấm mệt, anh Nai muốn nghỉ ngơi chút đỉnh. Anh nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ Thỏ: – Chú mày làm ơn nửa giờ nữa đánh thức anh dậy nhé! Thỏ mừng rối rít: được anh Nai nhờ đâu phải chuyện chơi! – Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ! – Thỏ hứa. Nai duỗi chân rồi nhắm mắt. – Để em lót cỏ cho anh ngủ nhé? – Thỏ đề nghị, rồi kéo cỏ đến nhét dưới hông Nai. – Cảm ơn, thôi không cần! – Anh Nai nói vẻ ngái ngủ. – Không cần là thế nào? Nằm trên cỏ êm hơn chứ! – Thôi được! Thôi được rồi… Tôi buồn ngủ… – Hay để em mang cho anh cái gì uống trước khi ngủ? Gần đây có con suối. Em chỉ chạy nhoáng một cái là có liền! – Thôi được rồi, không cần đâu… Tôi buồn ngủ lắm rồi… – Thì anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Hay anh muốn em kể chuyện thần thoại cho anh nghe? Như thế anh sẽ dễ ngủ hơn! – Thỏ vẫn ngồi năn nỉ. – Thôi được… Cảm ơn… Tôi ngủ thế này cũng được… – Hay là mấy cái sừng nó làm anh khó ngủ? Nghe đến đấy, Nai đứng dậy bỏ chạy một mạch. – Anh đi đâu thế?

Gió Bắc Và Mặt Trời

Gió Bắc và Mặt Trời cãi nhau ai cũng cho mình là người mạnh mẽ hơn. Khi họ đang cãi nhau, sức nóng tỏa ra hầm hập và gió nổi lên ào ào, lúc đó có một người khách lạ đi trên đường mặc một chiếc áo khoác. “Chúng ta hãy đồng ý với nhau như thế này,” Mặt Trời nói, “Ai lột bỏ được chiếc áo của người kia thì kẻ đó sẽ là người mạnh nhất.” “Rất tốt,” Gió Bắc gầm lên, và lập tức thổi đến một cơn gió lạnh, ào ào tạt vào người du khách. Khi cơn gió đầu tiên thổi, vạt áo của người du kháck cứ quất phần phật vào người anh ta. Anh ta vội vã quấn chặt nó vào người, khi gió càng mạnh thì anh lại giữ nó càng chặt thêm. Gió Bắc giận dữ xé nát cả chiếc áo của anh, nhưng vô ích, anh nhất định không buông nó ra. Đến lượt Mặt Trời bắt đầu chiếu nắng. Ban đầu, những tia nắng của Mặt Trời còn dịu dàng, ấm áp dễ chịu sau cái lạnh giá của Gió Bắc, Người Du Khách nới lỏng nút áo và phanh ngực ra cho dễ chịu. Khi những tia nắng của Mặt Trời trở nên nóng hơn rồi lại nóng hơn nữa. Người Du Khách bỏ mũ ra và lau mồ

Thần Mercury và Bác Tiều Phu

Một Bác Tiều Phu nghèo chặt cây gần một vũng nước sâu trong rừng. Trời đã gần tối và Bác Tiều cũng đã mệt mỏi. Bác đã làm việc vất vả từ sáng sớm và những nhát rìu của bác không còn được chính xác như lúc sáng sớm nữa. Bỗng bác trượt tay và chiếc rìu văng khỏi tay bác bay vèo ngay xuống vũng nước. Bác đứng nhìn thất vọng. Chiếc rìu là tất cả tài sản mà bác có để kiếm sống, bác chẳng có tiền đâu mà mua một chiếc mới. Khi bác cứ vặn tay đứng nhìn và khóc, thần Mercury bỗng xuất hiện và hỏi bác có chuyện gì thế. Bác Tiều kể lại tất cả mọi việc, và ngay lập tức, vị thần Mercury tốt bụng liền lao xuống vũng nước. Khi thần trở lên, trong tay thần là một chiếc rìu bằng vàng tuyệt diệu. “Có phải chiếc này của ông không?” Thần hỏi Bác Tiều Phu. “Không,” Bác Tiều Phu thật thà trả lời, “nó không phải của tôi đâu.” Thần Mercury để chiếc rìu vàng trên bờ và lại lao xuống nước một lần nữa. Lần này thần mang lên một chiếc rìu bạc, nhưng Bác Tiều Phu vẫn bảo không phải là chiếc rìu của bác, và chiếc

Đại Bàng Và Bọ Cánh Cứng

Có lần một con Bọ Cánh Cứng năn nỉ Đại Bàng xin tha mạng cho một con thỏ bị Đại Bàng rượt chạy đến nó xin che chở. Nhưng Đại Bàng vẫn vồ lấy con mồi, sức vỗ mạnh của đôi cánh của nó hất văng Bọ Cánh Cứng ra xa đến cả chục thước. Nổi giận trước cái cách đối xử xem thường nó của Đại Bàng, Bọ Cánh Cứng bay vào tổ Đại Bàng và lăn trứng cho rơi xuống. Nó không chừa một cái trứng nào. Đại Bàng đau xót và giận dữ vô hạn, nhưng nó không biết ai đã làm cái việc tàn nhẫn này. Năm sau, Đại Bàng xây tổ rất xa, cao trên một mỏm đá cheo leo trên núi, nhưng Bọ Cánh Cứng tìm được và một lần nữa lại phá hủy hết ổ trứng của Đại Bàng. Quá thất vọng, Đại Bàng giờ đây chỉ còn cách tìm đến thần Jupiter năn nỉ thần ấp trứng cho nó. Sẽ không ai dám làm hại được trứng của nó. Nhưng Bọ Cánh Cứng bay vo vo trên đầu thần, khiến thần ngẩng đầu lên đuổi nó đi, và trứng dưới bụng thần lăn ra rơi xuống đất. Bây giờ Bọ Cánh Cứng mới kể cho thần nghe về lý do vì sao nó lại làm như vậy, và thần Jupiter cũng phải thông

Ếch Và Chuột

Hình ảnh
Một con chuột nhắt phiêu lưu chạy dọc theo bờ ao ở đó có một con ếch sinh sống. Khi Ếch nhìn thấy Chuột, nó bơi vào bờ và ộp ộp kêu: “Không vào chơi với tôi một chút à? Tôi có thể hứa chắc bạn sẽ rất vui khi vào đây đấy.” Chuột Nhắt chẳng chờ phải mời mọc thêm, nó đang rất hồi hộp muốn khám phá thế giới và mọi thứ trên đời cho biết. Nhưng mặc dù nó có thể bơi được đôi chút, nó cũng chẳng dám liều mạng nhào xuống ao một mình. Nhưng Ếch đã có một cách. Nó lấy một cây sậy còn chắc chắn buộc chân Chuột vào chân nó. Và thế là nó nhào xuống ao, kéo lê theo thằng bạn ngu ngốc đàng sau nó. Chuột nhắt chỉ một lát sau đã sặc nước chịu nổi và muốn quay vào bờ; nhưng tên Ếch bội tín kia lại bày trò khác. Nó kéo Chuột lặn xuống nước và dìm cho chuột chết. Nhưng nó chưa kịp cởi sợi dây sậy vẫn còn cột con chuột chết vào chân nó, một con Diều Hâu bay đến lượn trên mặt ao. Nhìn thấy thân Chuột nổi lềnh bềnh trên mặt nước, Diều Hâu lao xuống, quắp lấy Chuột và bay mất, kéo theo con Ếch lủng lẳng

Cáo cụt đuôi

Hình ảnh
Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong bẫy. Trong một thời gian dài, nó không dám gặp mặt những con Cáo khác, vì nó biết rất rõ rằng, tất cả lũ Cáo kia sẽ lấy nó làm trò cười, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nhưng nó sống một mình cũng khó, nó cuối cùng cũng nghĩ ra được một kế để giải quyết cái vấn đề hóc búa này. Nó kêu gọi triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo, nói rằng nó có một vài điều quan trọng cần phải nói cho cả làng biết. Khi chúng đã đến tham dự đông đủ, con Cáo cụt đuôi đứng dậy và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn chỉ vì cái đuôi của mình. Con này thì đã bị chó săn vồ vì khi chạy đuôi bị vướng vào bụi gai. Con kia thì không thể chạy đủ nhanh để thoát vì cái đuôi quá nặng nề. Ngoài ra, như ai cũng đã biết, nó nói, rằng con người bây giờ đi săn Cáo cũng chỉ là muốn có được cái đuôi Cáo, họ cắt đuôi để treo làm chiến tích đi săn thú

Gã Keo Kiệt

Hình ảnh
Một gã keo kiệt chôn vàng ở một nơi bí mật trong vườn nhà. Hàng ngày, gã ra chỗ đó, đào vàng lên và đếm từng thỏi một để kiểm tra xem có còn đủ hay không. Ngày nào gã cũng làm như vậy nên một tên Trộm để ý thấy, nó theo dõi gã, đoán biết gã chôn cái gì, và vậy là một đêm nó, nó đến đào lên lấy hết vàng và trốn mất. Khi gã keo kiệt phát hiện vàng đã bị mất, gã đau khổ và thất vọng vô hạn. Gã rên rỉ và khóc lóc, bứt đầu bứt tai. Một người đi ngang nghe thấy tiếng gã khóc bèn hỏi có chuyện gì vậy. “Vàng của tôi! Ô vàng của tôi đâu rồi!” gã càng khóc lớn, điên dại hơn, “đứa nào đã ăn cướp của tao!” “Vàng của ông ư! Trong cái lỗ ấy à? Sao lại để vàng ở đấy? Sao ông không cất trong nhà để mỗi khi cần lấy bán đi mua đồ có dễ dàng hơn không?” “Mua đồ ư!” Gã keo kiệt thét lên giận dữ. “Tại sao à, Tôi đâu có bao giờ đụng đến vàng. Tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện bán đi tí vàng nào cả.” Người khách lạ nhặt lấy một hòn đá và ném xuống lỗ. “Nếu thế thì,” anh ta nói, “ ông lấp lỗ lại